Tiểu rắt là tình trạng có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, người già là đối tượng dễ bị tiểu rắt nhất do nhiều nguyên nhân. Vậy, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tiểu rắt ở người già như thế nào? Để trả lời câu hỏi trên, bạn đọc hãy xem ngay qua bài viết sau nhé!

Nguyên nhân tiểu rắt ở người già do đâu?

Theo y học, có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tiểu rắt ở người già. Trong đó bao gồm bệnh lý và nguyên nhân sinh lý.

Nguyên nhân bệnh lý gây tiểu rắt

Người già bị tiểu rắt có thể là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm sau đây:

  • Đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn: Người già khi đi tiểu tiện, bàng quang sẽ không hoạt động ổn định như lúc còn trẻ nữa. Vì thế, một số người già tiểu tiện nhưng nước tiểu không được tống hết ra ngoài khiến vi khuẩn sinh sôi. Đây là lý do khiến đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn.
  • Bệnh đái tháo đường ở người già: Đây cũng là 1 nguyên nhân gây ra tình trạng đi tiểu rắt, tiểu nhiều lần về đêm.
  • Bệnh lý về thần kinh: Người lớn tuổi là đối tượng rất dễ mắc các bệnh lý về thần kinh. Khi hệ thần kinh không ổn định sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động điều khiển bàng quan. Vì thế, người già bị đi tiểu rắt hoặc đi tiểu nhiều lần gây bất tiện.
  • Sỏi thận ở người lớn tuổi: Nếu mắc phải căn bệnh sỏi thận, bàng quang sẽ không hoạt động ổn định dẫn đến đi tiểu rắt nhiều lần.
  • Sử dụng thuốc lợi tiểu khi điều trị bệnh tăng huyết áp ở người già: Đây cũng là nguyên nhân khiến người bệnh đi tiểu rắt.

cách điều trị bệnh tiểu rắt

Xem thêm: Các Loại Hạt Giống Rau Mầm Dễ Trồng Và Cách Chọn Hạt Giống Tốt

Nguyên nhân sinh lý gây tiểu rắt cho người già

Bên cạnh những bệnh lý gây tiểu rắt thì nguyên nhân sinh lý cũng thường gặp ở những người lớn tuổi.

  • Tuổi tác: bàng quan của người lớn tuổi không thế nào hoạt động tốt như người trẻ. Vì thế, người già sẽ khó kiểm soát hoạt động tiểu tiện.
  • Do tâm lý: người già thường mắc phải các căn bệnh về thần kinh, tâm lý. Khi đó chức năng bàng quang cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều và gây ra tình trạng tiểu rắt.

bệnh người già

Người già là đối tượng dễ mắc phải các căn bệnh cao huyết áp, tiểu đường, béo phì hay táo bón. Khi họ điều trị những căn bệnh này có thể sử dụng một số loại thuốc lợi tiểu và gây ra tình trạng đi tiểu nhiều lần.

Triệu chứng khi người già bị tiểu rắt là gì?

Triệu chứng tiểu rắt thường rất dễ nhận biết, Khi bị tiểu rắt, người lớn tuổi sẽ gặp phải những tình trạng sau đây:

  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày mà không liên quan tới lượng nước uống, mỗi lần tiểu được rất ít. Nghiêm trọng hơn là đi tiểu không kiểm soát.
  • Cảm giác đau khi đi tiểu kèm theo đau bụng dưới, vùng lưng hông và căng tức ở vị trí bàng quang.
  • Nước tiểu có màu sậm đục hơn, nếu nghiêm trọng có thể đi tiểu lẫn với máu.
  • Cơ thể người bệnh mệt mỏi, uể oải và không có sức sống.
  • Cảm giác muốn đi tiểu xuất hiện đột ngột và rất khó để nhịn tiểu lâu.
  • Vừa đi tiểu xong lại có cảm giác mót tiểu. Tuy nhiên lại không đi tiểu được hoặc chỉ  tiểu được 1 lượng rất ít.

triệu chứng bệnh người già

Xem thêm: Áp suất phòng sạch và quy định về chênh áp trong phòng sạch

Biến chứng khi bị tiểu rắt kéo dài ở người già

Tiểu rắt không phải là bệnh lý nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng này gây ra rất nhiều phiền toái cho người già. Có những người lớn tuổi phải thức dậy 3,5 lần vào ban đêm chỉ vì bị tiểu rắt. Hơn thế nữa, đi tiểu nhiều lần nhưng không điều trị trong thời gian dài sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như sau:

biến chứng bệnh

  • Tiểu rắt nhiều lần có thể là cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm như: tiểu đường, viêm đường tiết niệu, sỏi thận,… Tuy nhiên, nếu chủ quan không đi khám thì những căn bệnh này sẽ tiến triển nặng hơn ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.
  • Khi bị tiểu rắt lâu dài, người lớn tuổi bị mất ngủ gây suy nhược sức khỏe, mệt mỏi, sụt cân.
  • Tiểu rắt thường xuyên cũng ảnh hưởng tới chức năng của bàng quang. Vì thế khiến bàng quang đã kém hoạt động nay càng yếu hơn.

Xem thêm: Top Các Cửa Hàng Đồ Gỗ Nội Thất TPHCM Chất Lượng Nhất

Các cách điều trị tiểu rắt ở người già hiệu quả

Để điều trị tiểu rắt ở người già, bạn có thể làm theo phương pháp dân gian hoặc thăm khám tại bệnh viện. Tuy nhiên, nếu tình trạng tiểu rắt đã kéo dài và không khỏi, nhất định phải đưa người già tới bệnh viện để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Điều trị tiểu rắt tại nhà bằng bằng phương pháp dân gian

Người già bị tiểu rắt phải làm sao? Cách chữa tiểu rắt đơn giản tại nhà sẽ được chúng tôi gợi ý ngay sau đây:

  • Theo quan niệm dân gian, khi bị tiểu rắt cần phải uống nhiều nước, bổ sung thêm rau xanh, trái cây và chất xơ vào khẩu phần ăn.
  • Bột chè dây được biết đến là thực phẩm có tính mát và trị tiểu rắt tương đối hiệu quả. Mỗi ngày, người bệnh nên sử dụng khoảng 10g sắn dây pha với nước rồi uống. Kiên trì sử dụng sẽ khiến tình trạng tiểu rắt thuyên giảm đáng kể.
  • Giá đỗ cũng là thực phẩm hỗ trợ điều trị tiểu rắt ở người già. Giá đỗ đem rửa sạch rồi đun với nước trong vòng 10 phút. Đây là cách chữa bệnh đái rắt phổ biến và dễ tìm.
  • Bài thuốc trị tiểu rắt bằng bí xanh được dân gian lưu truyền từ lâu và mang lại hiệu quả tốt. Bí xanh chỉ cần ép lấy nước cốt, pha thêm chút muối là đã có thể uống được.
  • Râu ngô kết hợp với kim tiền thảo là bài thuốc trị tiểu rắt được nhiều người tin tưởng. Người bệnh đun 35g ngô, 35g kim tiền thảo với 1,5 lít nước rồi uống nhiều lần trong ngày.

điều trị bệnh bằng phương pháp dân gian

Xem thêm: Tổng hợp những cặp đồng hồ đôi đẹp và tình cảm nhất

Trị tiểu rắt tại bệnh viện

Nếu tình trạng tiểu rắt ở người già kéo dài, bạn cần đưa ngay người bệnh tới cơ sở y tế để được khám chữa kịp thời. Tại Viện dưỡng lão các cụ mắc bệnh này sẽ được chuyên viên y tế chăm sóc tận tình. Đồng thời các dịch vụ chăm sóc người già tại đây cũng được đầu tư bày bản, có quy trình và ứng dụng các phương pháp hiện đại bậc nhất.

Cách thức chẩn đoán tiểu rắt

Để chẩn đoán tình trạng tiểu rắt của người già, bác sĩ sẽ thăm khám và tìm hiểu về tiền sử bệnh lý. Sau đó, bệnh nhân được chỉ định làm các xét nghiệm sau tuỳ từng trường hợp:

  • Chụp X-quang bụng, siêu âm vùng bụng.
  • Xét nghiệm máu để phát hiện bệnh lý.
  • Tổng phân tích nước tiểu.
  • Đo lượng nước tiểu còn tồn đọng trong bàng quang sau khi đi tiểu xong.
  • Soi bàng quang.

chuẩn đoán bệnh tiểu rắt

Phương pháp điều trị tiểu rắt ở người già

Sau khi đã kiểm tra xong, bác sĩ cũng phần nào biết được nguyên nhân và tình trạng bệnh lý của người bệnh. Khi đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị tiểu rắt ở người già phù hợp và kê toa thuốc. Ngoài ra, nếu tình trạng tiểu rắt do đang dùng loại thuốc khác bác sĩ có thể yêu cầu đổi loại thuốc để ổn định hoạt động tiểu tiện.

phương pháp điều trị bệnh tiểu rắt

Nếu tiểu rắt do bệnh lý đái tháo đường, bác sĩ sẽ điều trị nhằm kiểm soát đường huyết ổn định trở lại và tình trạng tiểu rắt cũng hết theo. Nếu do nguyên nhân viêm đường tiết niệu, bác sĩ sẽ kê 1 số loại thuốc kháng sinh, giảm đau.

Xem thêm: Top Cửa Hàng Bán Đồ Golf TPHCM Chất Lượng, Giá Tốt Nhất

Lưu ý phòng ngừa bệnh tiểu rắt cho người già

Tình trạng tiểu rắt ở người già gây ra rất nhiều phiền toái và có thể ảnh hưởng sức khoẻ. Vì thế, phòng ngừa và điều trị tiểu rắt ở người già là việc làm rất cần thiết. Dưới đây là 1 số lưu ý phòng ngừa tình trạng tiểu rắt:

  • Xây dựng lối sống lành mạnh: uống nhiều nước, bổ sung vitamin, chất xơ cho cơ thể, tránh xa những thực phẩm gây kích thích bàng quang.
  • Hạn chế uống nhiều nước buổi tối: Không nên uống nhiều nước vào buổi tối vì có thể gây đi tiểu đêm nhiều lần làm ảnh hưởng tới giấc ngủ.
  • Khám bệnh định kỳ: Người lớn tuổi nên đi khám định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện kịp thời những căn bệnh như: đái tháo đường, thừa cân, tăng huyết áp,… Đây cũng là những căn bệnh gây ra tình trạng tiểu rắt.
  • Đi ngủ sớm: Nên đi ngủ trước 10h30 tối và đi tiểu trước khi ngủ để an tâm vào giấc ngủ hơn.

chế độ ăn uống lành mạnh

Bài viết trên của Frost of London đã trình bày nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng chống cũng như cách điều trị tiểu rắt ở người già. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp người đọc tránh xa căn bệnh đi tiểu nhiều lần để không ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

Xem thêm: Top 10 Địa Chỉ Mua Tinh Dầu Chất Lượng, Giá Tốt Nhất Hiện Nay