Lead là một trong những phiên bản ăn khách nhất của hãng Honda đình đám làm mưa làm gió trên thị trường từ rất lâu. Thiết kế các bộ phận chắc chắn, động cơ mạnh mẽ giúp bạn thỏa sức phượt trên mọi địa hình. Sử dụng Honda Lead trong một thời gian dài cũng không tránh khỏi một số hỏng hóc cần phải được bảo dưỡng và khắc phục định kỳ. Trong đó lỗi nồi xe Lead bị kêu là lỗi khá phổ biến mà người dùng thường xuyên gặp phải. Vậy nguyên nhân và cách xử lý 100% lỗi nồi Honda Lead bị kêu như thế nào để tiết kiệm chi phí? Những chia sẻ dưới đây của Frost of London sẽ mang bạn đến với câu trả lời tường tận nhất.

Tìm hiểu về nồi xe Lead

Tìm hiểu về nồi xe Lead

Tìm hiểu về nồi xe Lead

Nồi xe Lead hay còn được gọi với cái tên khác là bố nồi xe Lead hay bộ ly hợp của xe. Phụ tùng xe Lead này được thiết kế nằm ở vị trí giữa hộp số và động cơ của xe Lead. Nồi xe đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp cho xe hoạt động ổn định nhất. Về cơ bản, nồi xe Lead gồm 2 bộ phận chính là bộ phận ly hợp tiếp động và bộ phận ly hợp tải. Hai bộ phận này làm nhiệm vụ điều khiển lực đi từ máy sang bánh sau nhờ vào cơ cấu dùng lực của ma sát.

Lực ma sát được sinh ra bởi bố ba càng bắt vào chuông ở ly tiếp động hoặc có thể là do các lá bố bị ép vào các miếng sắt ở ly hợp tải. Khi ly hợp nhả hoặc cắt thì lực sẽ không chuyền ra được bánh sau. Khi vào số, tăng ga thì bộ ly hợp sẽ tăng dần lực ma sát nhằm truyền tải công suất ra bánh sau.

Các dấu hiệu cho thấy nồi xe Lead bị hỏng

Bộ nồi xe Lead là bộ phận thường phải chịu tác động của rất nhiều yếu tố khiến cho sau một thời gian dài sử dụng không còn bốc và mượt như trước nữa. Các dấu hiệu cho thấy nồi xe Lead bị hỏng bạn cần quan tâm để khắc phục kịp thời là:

Nồi xe Lead bị kêu

Nồi xe Lead bị kêu

Nồi xe Lead bị kêu

Trong quá trình điều khiển, chúng ta thường gặp phải tình trạng nồi xe Lead phát ra tiếng kêu xào xào. Đây là biểu hiện đầu tiên cho thấy nồi xe đã bị hỏng, cho thấy các chi tiết bi-văng của ly hợp trước ở trên xe Lead đã bị lỗi. Khi cụm ly hợp bị hỏng lâu ngày không khắc phục khiến cho guốc ly hợp càng ngày bị kẹt, làm cho bề mặt ma sát trên guốc sẽ tì vào chuông ly hợp nên gây mòn. Hiện tượng này nếu để lâu ngày sẽ dẫn tới hiện tượng cháy hoặc bong tấm ma sát, khiến cho chuông nồi xe Lead bị cháy đen. Hậu quả lớn hơn là làm cho nhiều chi tiết trong bộ nồi xe Lead sẽ bị hư hỏng nặng, xe không thể vận hành khá giống khi binh ac quy của xe hết điện.

Xe Lead bị rung đầu khi tăng ga

Quá trình sử dụng xe Lead không được bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ cộng với thói quen sử dụng không đúng cách khiến cho nồi xe Lead bị hao mòn, xuống cấp nhanh chóng. Quá trình xe di chuyển sẽ khiến cho các chi tiết của bộ nồi xe sẽ bị bám bẩn nhiều, chuông nồi xe bị xước, bi nồi bị móp méo, dây curoa có thể bị nứt, bố 3 càng có thể bị mòn…tất cả nguyên nhân này gây ra tình trạng xe Lead bị rung đầu khi lên ga.

Xe bị rung khi chạy chậm

Xe bị rung khi chạy chậm

Xe bị rung khi chạy chậm

Momen xoắn yếu, khi xe hoạt động ở vùng tua máy thấp khiến xe bị rung đầu khi khởi động hay giảm tốc độ. Nếu sử dụng lò xo 3 càng chất lượng kém khiến cho lò xo bị tôi nhiệt, bị giãn nở không đều…khiến cho đầu xe bị rung khi vận hành ở tốc độ thấp. Trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng đến các chi tiết khác, dẫn đến hư hỏng nồi xe Lead.

Có tiếng va đập mạnh trên bộ nồi xe Lead

Khi người dùng tăng hoặc nhả ga, trên bộ nồi xe Lead sẽ phát ra tiếng kêu lớn, đây là dấu hiệu cho thấy bộ nồi xe Lead gặp sự cố. Nguyên nhân có thể là do dây đai của nồi xe bị trùng, bị rão khi quay với tốc độ lớn hay xuống vận tốc làm cho dây đai va đập vào hộp truyền động, gây nên tiếng kêu trong nồi xe.

Xe bị giật cục khi di chuyển

Nếu nồi trước của xe Lead bị khuyết, rãnh đã bị mòn, bi nồi bị móp, ắc nồi bị hư cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng giật cục trong bộ nồi khiến cho xe Lead bị giật cục khi di chuyển.

Khi phát hiện những tình trạng nói trên, bạn cần phải kiểm tra, bảo dưỡng kịp thời để bảo vệ nồi xe luôn trong trạng thái ổn định, giúp xe vận hành tốt.

Nồi xe Lead bị kêu do những nguyên nhân nào gây nên?

Nồi xe Lead bị kêu do những nguyên nhân nào gây nên?

Nồi xe Lead bị kêu do những nguyên nhân nào gây nên?

Nồi xe Honda Lead được biết đến là một bộ phận truyền động chính, bộ phận này thường xuyên hoạt động hết công suất nên thường hay gặp sự cố hư hỏng. Nguyên nhân dẫn đến nồi xe Lead bị kêu là:

  • Thứ nhất do bề mặt tiếp xúc giữa các bộ phận nồi trước, nồi sau và dây curoa bị dính quá nhiều dầu nhớt và bụi bẩn. Dẫn đến tình trạng dây curoa bị chùng, bị nhão khi quay với vận tốc lớn, bị va đập vào thành hộp truyền động dẫn đến nồi xe phát ra tiếng kêu xào xào.
  • Thứ hai do nồi xe đã bị hỏng, cụm ly hợp hỏng do guốc ly hợp bị kẹt, bề mặt ma sát trên guốc tì vào chuông ly hợp nên gây mòn. Việc cháy hoặc bong tấm ma sát, hiện tượng chuông nồi bị cháy đen, chi tiết trong bộ nồi hư hỏng làm phát ra tiếng kêu lớn.
  • Thứ ba, cụm ly hợp trước gặp một số vấn đề như mòn bi văng dẫn đến xe tăng tốc kém, có hiện tượng mòn rãnh bi văng dẫn đến bi dễ bị kẹt, mòn gây vênh má puly và phá dây đai khiến nồi xe kêu to.
  • Thứ tư, do nồi xe Lead bị bám bụi mà không được bảo dưỡng, vệ sinh trong thời gian dài. Bụi bám vào mặt bố ba càng, vào chuông và các trục của đế bố ba càng, dẫn đến bề mặt tiếp xúc bị kém giữa các chi tiết nên xảy ra tình trạng rung, giật, nồi xe phát ra tiếng kêu khi di chuyển.

Cách xử lý 100% lỗi nồi Honda Lead

Xác định được nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nồi Honda Lead bị kêu sẽ giúp khắc phục triệt để được tình trạng này. Dưới đây là cách xử lý 100% lỗi nồi Honda Lead bị kêu đơn giản, nhanh chóng nhất:

Cách xử lý 100% lỗi nồi Honda Lead

Cách xử lý 100% lỗi nồi Honda Lead

Tiến hành vệ sinh nồi xe Lead định kỳ

Một thực tế cho thấy rằng, lỗi nồi Honda Lead bị kêu đều bắt nguồn từ thời gian vận hành quá lâu mà không được vệ sinh và bảo dưỡng. Mọi chi tiết như bố ba càng bị kẹt, dây curoa bám bẩn, chuông nồi mòn…cũng đều bị gây ra do không bảo dưỡng định kỳ. Vì thế, cách tốt nhất để khắc phục tình trạng này là vệ sinh nồi xe định kỳ, kiểm tra thường xuyên để biết được tình trạng chi tiết bên trong bộ nồi ra sao để kịp thời khắc phục, sửa chữa, tránh được sự tốn kém chi phí về sau. Bạn nên kiểm tra định kỳ bộ nội xe Lead sau 7000 – 8000 km là phù hợp nhất.

Thay bộ nồi xe Lead mới

Nếu kiểm tra phát hiện bộ nồi xe quá xuống cấp không còn tiếp tục sử dụng được nữa, bạn nên thay mới để khắc phục tình trạng nồi xe bị kêu. Hoặc nếu chưa có điều kiện thay mới, bạn có thể chọn thay từng chi tiết như bố ba càng, lò so, bi nồi, dây curoa… trước, điều này cũng giúp hạn chế được lỗi nồi xe bị kêu đáng kể.

Dán nồi xe Lead

Nếu tình trạng nồi xe bị kêu mới xảy ra, bạn có thể xử lý khắc phục bằng cách dán bộ nồi xe Lead. Việc dán bộ nồi xe sẽ giúp khôi phục lại những chảo đã bị mòn, có thể vẫn đảm bảo được chức năng vốn có của các bộ phận này. Phương pháp dán nồi là phương pháp mới có thể thay thế những chi tiết bị mòn bằng các lưỡi dao mới.

Những lưu ý cần thiết trong quá trình sử dụng đảm bảo nồi xe Lead tuổi thọ cao

Những lưu ý cần thiết trong quá trình sử dụng đảm bảo nồi xe Lead tuổi thọ cao

Những lưu ý cần thiết trong quá trình sử dụng đảm bảo nồi xe Lead tuổi thọ cao

  • Kiểm tra thường xuyên để phát hiện những hiện tượng bất thường của xe, giúp tăng hiệu quả vận hành của xe, tăng tuổi thọ, tăng độ mượt của nồi xe và loại bỏ tiếng ồn
  • Khi xe Lead chạy được khoảng 20.000km thì nên thay bộ nồi xe Lead mới. Sau 5000km nên thay bố ba càng, chuông nồi sau, vệ sinh bộ nồi xe định kỳ
  • Khi xe xuất hiện tiếng kêu lạ nếu chạy ở tốc độ cao trong điều kiện đường ổn định, hoặc khi rồ, thả ga thì bạn cần nhanh chóng kiểm tra bộ nồi, tiến hành khắc phục hư hỏng kịp thời
  • Nên thay nhớt xe máy định kỳ theo khuyến cao của nhà sản xuất, chọn cửa hàng mua phụ tùng xe máy chính hãng uy tín để đảm bảo tốt nhất chất lượng nhớt cho xe
  • Không chở vượt quá trọng lượng cho phép của xe, cần bảo dưỡng xe Lead ngay sau khi chạy trên đường gồ ghề…

Như vậy là chỉ vài mẹo đơn giản trên đây đã giúp bạn xử lý 100% lỗi nồi Honda Lead bị kêu thành công. Chúc “xế yêu” của bạn vận hành trơn tru, mượt mà nhất trong suốt quá trình sử dụng.